Recent Comments

Như Huỳnh diện áo dài biểu tượng đàn kìm đầy ấn tượng

0


Nữ nghệ sĩ đã có mặt tại sự kiện “Liên kết hợp tác phát triển du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL” vào ngày 18/3 vừa qua và góp mặt với nhiều tiết mục trình diễn, giới thiệu về du lịch tỉnh Bạc Liêu.






Như Huỳnh đã gây ấn tượng khi xuất hiện với trang phục áo dài mang biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu.

Áo dài từ lâu được xem là quốc phục của Việt Nam. Việc đưa di sản văn hóa Việt Nam lên tà áo dài quốc phục mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quảng bá rộng rãi hình ảnh tươi đẹp của một đất nước giàu di sản văn hóa. Cùng với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam, nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ đã được tôn vinh trịnh trọng như thế.


Nữ nghệ sĩ Như Huỳnh hiện đang công tác chính tại Nhà hát Cao Văn Lầu với nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu, cải lương nói chung và nhà hát tại đây nói riêng. Cô luôn được mệnh danh là một trong những văn nghệ sĩ có gu thời trang luôn cập nhật kịp thời vừa hiện đại, vừa giữ được nét duyên dáng truyền thống.

Như Huỳnh có một niềm đam mê đặc biệt với chiếc áo dài Việt Nam. Bản thân là nghệ sĩ, cô thường chọn cho mình áo dài lên sân khấu. Thậm chí, cô luôn có thêm những ý kiến cùng với các nhà thiết kế cho những ý tưởng, thiết kế mới lạ cho tà áo dài cho chính mình mặc. Và khi nghe lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu có ý tưởng tìm mọi cách thích hợp để tôn vinh nghệ thuật ĐCTT, thì Như Huỳnh đã nảy ra ý tưởng kết hợp quảng bá rộng rãi biểu tượng chiếc đàn kìm đại diện cho văn hóa Bạc Liêu thông qua trang phục.

Điều này đã tạo nên mong muốn có thêm dấu ấn nổi bật trong sự kiện “Đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL”.

Ngày xưa, dàn nhạc ngũ âm trong cung đình theo phong cách “tứ tuyệt” (kìm – cò – tranh – độc) hay “ngũ tuyệt” (kìm – cò – tranh – độc – sáo); cây đờn kìm vẫn đứng ở vị trí đầu nhóm đảm nhiệm vai trò… lĩnh xướng. Kể từ khi nhạc tài tử Nam bộ xuất hiện (giữa thế kỷ XIX) và sân khấu cải lương ra đời (đầu thế kỷ XX), cây đờn kìm vẫn giữ được vị trí “độc tôn” này. Các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương cũng đều dựa vào chữ nhạc chính từ cung – bậc của đờn kìm. Những ai học ca, các loại nhạc cụ khác cũng dựa vào nền tảng âm nhạc của đờn kìm. Cây đờn kìm là “thầy” của người hát và là “thầy” của các loại nhạc cụ khác là vì vậy.

Bạc Liêu chọn cây đờn kìm làm biểu tượng văn hóa của tỉnh cũng đã thể hiện được tất cả tính cách của con người nơi đây. Nơi có nhiều dân tộc cộng cư, vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh – Hoa và Kh’mer. Những dân tộc này đã “chung vai sát cánh” từ thuở cùng nhau mở đất cho đến thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, xây dựng quê hương, cũng như giai đoạn đổi mới hôm nay. Đó cũng là quá trình hình thành nên một dòng văn hóa đậm đà bản sắc Bạc Liêu, trong đó đặc biệt là một “tính cách Bạc Liêu” rất độc đáo.

Du lịch gắn liền tôn vinh nghệ thuật, những nét đẹp thuộc về văn hóaTại sự kiện, Như Huỳnh đã lưu lại khoảnh khắc cùng Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu nhiệm kỳ 2020-2025: Bà Lê Thị Ái Nam

Nữ nghệ sĩ và bà Trần Thị Lan Phương, Tỉnh ủy viên – Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu

Nghệ sĩ Như Huỳnh chia sẻ rằng bản thân thấy tự hào khi diện lên bộ trang phục, tự hào vì những năm tháng tiếp theo sẽ cố gắng, nỗ lực gắn bó với Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu.

Được nhiếp ảnh Đặng Hoài Văn ghi lại những hình ảnh đầy ấn tượng, chiếc áo dài “made in Bạc Liêu” đầy tinh tế, nhã nhặn đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Cùng xem thêm những hình ảnh của nữ nghệ sĩ Như Huỳnh tại sự kiện vừa qua:

Dịp này, Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết hợp tác phát triển du lịch và phát động “Mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới”. Thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục liên kết hợp tác trao đổi thông tin trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Các địa phương sẽ lựa chọn những sản phẩm du lịch đặc thù đưa vào giới thiệu trong chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng; thường xuyên trao đổi về kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch gắn với đặc trưng của từng địa phương; xây dựng mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú, điểm đến của các tua du lịch ở các địa phương trong tuyến du lịch.
Ngoài ra, phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến điểm đến với các thị trường mục tiêu đã được lựa chọn; đưa các sản phẩm du lịch, chương trình, tuyến, điểm du lịch kết nối giữa các thành viên vào nội dung các hoạt động xúc tiến của tất cả các địa phương trong vùng; thường xuyên liên kết, hợp tác quảng bá và xúc tiến tại sự kiện trong nước, nhất là các sự kiện cấp quốc gia…

Theoo: Ánh Dương KKD
Makuep: Sang Nguyễn
Áo dài: Song Toàn
Photo: Đặng Hoài Văn

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét

© all rights reserved
made with by templateszoo